10
Phân Loại Các Nhịp Ðiệu
Qua một số bài tập ở phần trên, các bạn thực sự đã đàn một số nhịp điệu thông dụng, chỉ có điều là chúng ta chưa gọi tên những nhịp điệu này mà thôi. Lấy thí dụ khi đệm bài “Bên Ðời Hiu Quạnh”, thì trong một bài này mà các bạn đã biến đổi cách đệm từ Slow, qua Slow Fox, Swing v.v…
Tôi nghĩ rằng cách hay nhất là tạm thời chia cách đệm các bài nhạc ra thành 4 nhóm:
1. Gia đình SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy cách nhân 1, nhân 2 và tùy tốc độ nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây: Slow, Slow Fox, Blues, Swing, March , Fox trot, One Step, Two Step, Swing Fox, Boogie Woogie (Jive) . Nếu dùng cách nhân 3 thỉ sẽ đưa đến nhịp Slow Rock. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các loại nhịp điệu này sau
2. Gia đình VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston, Valse Lente, Valse Musette. Nhân 3 thì sẽ có Serenade, dùng nhịp chỏi thì có Java v.v…
3. Gia đình các nhịp khiêu vũ thông dụng: Từ nhóm nhịp chẵn của gia đình Slow, nếu thay đổi tiết tấu, dùng nhịp chỏi thì cũng có thể đưa đến những nhịp điệu khiêu vũ này. Tuy nhiên tạm thời để dễ học, ta hãy xếp những nhịp điệu này vào 1 nhóm riêng, gồm có những điệu như : Rumba, Bolero, Tango, Habanera, Pasodoble,Rock, Twist v.v…
4. Các loại đệm khác: Phần này gồm những bài nhạc với phong cách đệm tự do (thí dụ như bài “Tình Ca” của Phạm Duy thì không thể đệm một cách đều đặn theo các cách đã phân loại như trên mà phải đệm theo lối tự do. Những bài nhạc trẻ như nhạc Ðức Huy v.v.. cũng có những cách đệm khác) Trong phần này, có thể chúng ta cũng sẽ bàn đến cách đệm nhạc “cao bồi” theo lối dân ca Mỹ. Lối đệm này mà đưa vào để đệm nhạc Việt thì e là không hợp, nhưng khi có thì giờ thì chúng ta sẽ lần lượt bàn đến cho … vui cửa vui nhà !
Trên đây đại khái là chương trình học đệm trong thời gian tới. Trong nay mai tôi sẽ đi vào chi tiết về những nhịp điệu trong gia đình SLOW.
Tôi nghĩ rằng cách hay nhất là tạm thời chia cách đệm các bài nhạc ra thành 4 nhóm:
1. Gia đình SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy cách nhân 1, nhân 2 và tùy tốc độ nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây: Slow, Slow Fox, Blues, Swing, March , Fox trot, One Step, Two Step, Swing Fox, Boogie Woogie (Jive) . Nếu dùng cách nhân 3 thỉ sẽ đưa đến nhịp Slow Rock. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các loại nhịp điệu này sau
2. Gia đình VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston, Valse Lente, Valse Musette. Nhân 3 thì sẽ có Serenade, dùng nhịp chỏi thì có Java v.v…
3. Gia đình các nhịp khiêu vũ thông dụng: Từ nhóm nhịp chẵn của gia đình Slow, nếu thay đổi tiết tấu, dùng nhịp chỏi thì cũng có thể đưa đến những nhịp điệu khiêu vũ này. Tuy nhiên tạm thời để dễ học, ta hãy xếp những nhịp điệu này vào 1 nhóm riêng, gồm có những điệu như : Rumba, Bolero, Tango, Habanera, Pasodoble,Rock, Twist v.v…
4. Các loại đệm khác: Phần này gồm những bài nhạc với phong cách đệm tự do (thí dụ như bài “Tình Ca” của Phạm Duy thì không thể đệm một cách đều đặn theo các cách đã phân loại như trên mà phải đệm theo lối tự do. Những bài nhạc trẻ như nhạc Ðức Huy v.v.. cũng có những cách đệm khác) Trong phần này, có thể chúng ta cũng sẽ bàn đến cách đệm nhạc “cao bồi” theo lối dân ca Mỹ. Lối đệm này mà đưa vào để đệm nhạc Việt thì e là không hợp, nhưng khi có thì giờ thì chúng ta sẽ lần lượt bàn đến cho … vui cửa vui nhà !
Trên đây đại khái là chương trình học đệm trong thời gian tới. Trong nay mai tôi sẽ đi vào chi tiết về những nhịp điệu trong gia đình SLOW.
No comments:
Post a Comment