Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:
“Hình như thu đã về”
Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!
Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:
“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.
Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.
Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!
Sưu tầm!
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:
“Hình như thu đã về”
Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!
Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:
“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.
Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.
Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!
Sưu tầm!
No comments:
Post a Comment