Quảng Cáo


Breaking News

Saturday, June 30, 2012

Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Vẻ đẹp sông Hương

a) Sông hương vùng thượng lưu


Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

- Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng : (“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”)

- Vẻ dịu dàng, say đắm : những sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”).

- Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏi rừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”.

- Ngay từ đầu trang viết, người đọc đó cảm nhận được sự tài hoa của ngũi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường : liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,... Tất tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống, kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn tiếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông.

b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố

Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức địa lý đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó.

Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng : “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “ Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi ”. Rồi “giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tầm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu”.

Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lý, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

c) Sông Hương khi chảy vào thành phố

Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào tính chất vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối” ; “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có : “những vấn vương của một nỗi lòng” không nỡ rời xa thành phố. (liên hệ câu thơ Thu Bồn : con sông dùng dằng, con sông không chảy / Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu)

- Qua thành phố, sông Hương trôi thật chậm, thực chậm, “cơ hồ chỉ còn là một hồ yên tĩnh” Tác giả so sánh với dòng chảy tốc hành của sông Nê-va để thấy quý hơn điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi ngang qua thành phố nhìn nó như là “vấn vương của một nỗi lòng”

- Liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử, thơ Tố Hữu khi viết về sông Hương êm đềm thơ mộng.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)

Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình
(Tố Hữu)

Sông Hương mang vẻ đẹp lững lờ, êm đềm, trầm lắng, nó bình thản, chậm rãi như tâm tính người Huế vậy.

- Kiến thức âm nhạc được tác giả huy động với liên tưởng kỳ thú “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố : “Đấy là điệu Solon tình cảm của Huế”. Câu thơ trong truyện Kiều tả tiếng đàn (trong như tiếng hạc bay qua) cũng gợi nhớ đến làn điệu nhạc cung đình Huế “Tứ đại cảnh”

=> Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

2. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

Bài kí kết thúc bằng cách lý giải về cái tên của dòng sông, nhấn mạnh bằng một huyền thoại mĩ lệ, mang đến cho tác phẩm sắc màu lãng mạn. Đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình. Việc đặt tên cho bài kí thống nhất với phần kết thúc chẳng những lưu ý người đọc về vẻ đẹp của dòng sông mà còn gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất lại. Kết thúc bài kí đọc lại một niềm buâng khuâng trong tâm hồn người đọc :

Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế không quên ?

3. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Bút kí : Ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội 2004)

Tuỳ bút ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

- Điểm chung : Sự thành công của 2 thể loại đều tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, khám phá, diễn đạt của người viết với đối tượng phản ánh, đều đòi hỏi sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, trí tuệ và cảm xúc.

- Điểm riêng : Bút kí mang tính chặt chẽ hơn, tuỳ bút mang tính tự do hơn, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ chân chính. Tùy bút mang đậm chất thơ

+ Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích

- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết quê hương xứ sở vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân 

- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

(Sưu tầm)
Read more ...

Suy nghĩ về tình mẫu tử



SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.

Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.

Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này.

Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử.

Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.

Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện.

Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!

Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:

“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…


Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.

Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…
(sưu tầm - từ văn học và tuổi trẻ)
Read more ...

Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay


Đề bài: Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay

Nội dung cần nêu


Vai trò, ý nghĩa của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong xã hội:


- Giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .

- Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tueetj, thiếu tâm hồn.

- Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác…


Nguyên nhân hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học văn:


- Do lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh.

- Do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít. Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vốn có.

- Nhiều trường học chưa quan tâm đến đặc thù môn học, chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh…


Một vài phương hướng tháo gỡ:


- Cần có sự quan tâm, hợp sức của toàn xã hội: gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước hướng học sinh chú ý đến vai trò của việc học văn.

- Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học một cách xứng đáng.

- Mở rộng ngành nghề cho các khối thi các môn xã hội…
Nguyễn Thị Thu
GV. THPT Bình Giang – Hải Dương
VH&TT số tháng 5 – 2009
Read more ...

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?



NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?

Đề bài: Nhằm khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời đại mở cửa, hội nhập của đất nước, báo Thanh niên mở diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”

Nếu được tham gia diễn đàn trên , bạn sẽ nói gì với tuổi trẻ hôm nay?

Gợi ý:
  1. Giải thích vấn đề

“Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” – Nhỏ ở đây không phải là muốn nói đến cái nhỏ về địa lí, về dân số mà là về vị thế của nước ta trong đối sánh, trong quan hệ với các quốc gia khác.
  1. Bình luận 1 số khía cạnh của vấn đề
  • So với nhiều nước trên thế giới và ngay cả những con rồng , con hổ trong khu vực, nước ta có nhiều mặt thua kém, tụt hậu về khoa học, công nghệ, về chỉ số GDP, về tiềm lực kinh tế. Xét về mặt này, nước ta đúng là “nhỏ”.
  • Xét về phương diện lịch sử, văn hóa, dân tộc ta từng chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất trong lịch sử , có những truyền thống quý báu, có 1 quá khứ hào hùng…Về những phương diện này, nước ta không hề nhỏ (Đó là chưa kể đến những tiềm lực khác về trí tuệ, tài nguyên, nguồn lực con người..)
  • Vậy, vì sao chúng ta có những tiềm lực như thế mà lại có nhiều mặt thua kém nước khác? Vì sao hiện nay nước ta vẫn còn là 1 nước lạ hậy? Có thể đưa ra lí do như sau: Vì chưa phát huy được trí tueetj, chưa phát huy được khát vọng của người Việt Nam, vì chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào sự thật (nhất là vào những nhược điểm của mình), vĩ những hậu quả chiến tranh để lại….
  • Đề xuất các giải pháp làm cho nước ta có vị thế kinh tế - chính trị- văn hóa. Có thể nêu 1 số ý như:
+ Phải khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người nhất là tuổi trẻ

+ Phải tăng cường giao lưu, học hỏi với các nước khác.

+ Phải xây dựng chiến lước phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược phát triển khoa học công nghệ hợp lí.

+ Phải động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm…

(Các giải pháp đề xuất nên theo quan điểm cá nhân, gắn liền với ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ).
Đề ra của:
Nguyễn Văn Bính
GV. THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông- Hà Nội

Read more ...

anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người.

Đề bài . Lòng tự trọng

Trong tác phẩm
 “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con “biết tự trọng , biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” .
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người.

Gợi ý làm bài

1, Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài đã nêu ra
- Thế nào là tự trọng? Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách , danh dự của mình.

- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao:

+Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác
+ Tự ti: Tự cho mình là thua kém người

Cả 2 tính cách này đều khác với tự trọng và đều là tính cách không nên có , cần sửa chữa, xóa bỏ.

- Lòng tự trọng có từ đâu?

Lòng tự tọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.

- Vai trò của lòng tự trọng:

+ Lòng tự trọng là nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế , đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là 1 nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.

+ Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn dến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ như: bị chỉ trích gay gắt thậm tệ, bị la mắng, đánh đập; hoặc ko được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đàu cợt…gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Sự thất bại trong học tập , thể thao… cũng là những yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đến bản thân. Những người thiếu tự trọng , một khi đã gặp những thất bại trọng cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần… những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân mình, tinh thần ngày càng sa sút…

2. Bình luận

- Lời của bà Hiền hoàn toàn đúng – đây là 1 ý nghĩ dạy con hợp tình, hợp lí, giúp cho tuổi trẻ hình thành nhân cách bước vào đời.

- Bài học rút ra cho bản thân : rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình huống phức tập diễn ra trong cuộc sống, trong học tập, công tác...

- Tránh những biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng tìm hiểu giúp đỡ bạn bè chung quan ta cùng vượt qua khó khăn để vững tin bước về phía trước…


Bài làm

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”

Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Bùi Thị Cẩm Hồng
Lớp 11 Văn – THPT chuyên Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
Read more ...

Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình - Nêu suy nghĩ về câu nói của Nam Cao.


Đề bài:

Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé” , “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. (Đời thừa – Nam Cao). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Gợi ý:

Nội dung bài viết cần đảm bảo các luận điểm chính sau:

  1. Giải thích, chứng minh vấn đề

- Giải thích các khái niệm: 
kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình…

- Giải thích toàn bộ vấn đề : cần làm rõ tại sao Nam Cao
 lại quan niệm như thế? Từ đó thấy được ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng , đức hi sinh, tình yêu thương giữa con người vs con người trong cuộc sống.

- Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…)

2 . Bình luận vấn đề


- Trình bày ý kiến , quan điểm về câu nói của Nam Cao: Đó là triết lí nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ. Cần thấy 2 mặt của vấn đề: Mặt phủ định: kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ và khẳng định 
kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai mình

- Nêu 1 số biểu hiện trái vs vấn đề được bàn:

+ Sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lướt chân lí theo triết lí “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.

+ Sống “giẫm lên vai người khác” để thỏa mãn lòng ích kỉ, vụ lợi, tham vọng tầm thường , sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân “cá lớn nuốt cá bé”.

+ Sống chỉ biết cho bản thân, không quan tâm đến người khác, “mạnh ai nấy sống”.

+ Sống ươn hèn, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí vươn lên…

Đó là những thái độ cần phê phán

3. Rút ra bài học cho bản thân


Rèn luyện để có kiến thức, có sức khỏe, nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ , giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
(Văn học và tuổi trẻ số 8 – 2009)


Bài làm cụ thể

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo ngược được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh là kẻ biết đặt lợi ích của mình , thậm chí hi sinh cả bản thân . Như nhà văn Nam Cao quan niệm : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình
”.

“Kẻ mạnh” – 2 tiếng tưởng chừng rất đơn giản đó nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình phẩm chất gì? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuốc sống này?

Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự , lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng suy thoái . Ở đó người ta ghen ghét , cạnh khóe , đố kị nhau. Ở đó người người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vĩ những mục đích tần thường. Trên hết người ta có thể dùng mọi thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh.

Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không 1 ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thằng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhe ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng có lúc để cho những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh là kẻ sẽ không để cho cám dỗ - phần xấu trong con người mình điều khiên, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà 1 khi đã dấn thân vào thì không có đường để quay lại. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ thù bằng cách dùng những thủ ddaonj hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như gậy thường dễ ngủ quên trên chiến thằng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ bộc lộ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực đứng dậy và bước tiếp. Do đó có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ”. Trong Chiến tranh thế giới lần 2, ta thấy cả 2 bên tham chiến ko ai là kẻ chiến thằng. Bởi tất cả bọn chúng đều ra sức bóc lột thuộc địa vs những thủ đoạn tàn ác phục vụ cho tham vọng đế vương của mình. Bởi “kẻ thắng” đã kết thúc chiến tranh bằng 1 loạt thảm hoka nguyên tử cướp đi sinh mạng của ba vạn con người xấu số vô tội và còn đe dọa cướp đi sinh mạng của rất nhiều người hôm nay. Người chiến thằng duy nhất trong cuộc chiến đó chỉ có thể là nước Nga Xô viết anh hùng, nhân dân Xô viết anh hùng. Nước Nga chiến thằng khi họ đã giải phóng cho nhiều dân tộc bị áp bức bị áp bức, giúp đỡ vô tư cho các quốc gia trong cảnh nô lệ. Nước Nga chiến thắng vì họ có những con người như Paven say mê toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, hi sinh bản thaann mình một cách nồng nhiệt lãng mạn tất cả là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Do đó, chính nước Nga, nhân dân Nga mời là “kẻ mạnh”, “kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – đó là con người mạnh mẽ, mạnh mẽ ko phải vì có thể chịu đựng được tất cả đòn roi của chồng . Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng hi sinh tất cả, chịu đựng tất cả vì con cái, những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói.

Nam Cao là 1 nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang 1 ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy – 1 triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ 1 điều tưởng chừng như 1 nghịch lí cuộc sống. Nó ko chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa đến tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có ko ít người vì lợi ích của bản thân mà chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ ko phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa với ciệc ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán 1 cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, dám hi sinh lợi ích bản thân cho người khác.

Tuy nhiên có 1 câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối sống “Giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” , chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo lấn lướt công lí. Và thực tế trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều con người như vậy – những con người thích dùng tiền dể đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành 1 vấn đề đáng báo động trong đời sống xã hội hiện nay. Người ta chạy từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin ko bị giữ xe khi vi phạm Luật giao thông cho đến việc xin điểm, xin việc…Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “ xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành 1 căn bệnh thâm căn cố đễ rong con người Việt nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức con người. Chúng ta càng ngày càng thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí : những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng , những kẻ lén lút xả nước thải công nghiệp xuống sông trong suốt nhiều năm liền. …Chúng ta phê phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng ko thể ko lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh”, kẻ nắm cán cân công lí nhưng lại phản bội trách nhiệm của mình mà xã hội giao phó.

Không chỉ có vậy, “giẫm lên vai người khác” còn có thể hiểu là 1 lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường , sẵn sàng chà đạp, hủy diệt người khác, “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo” vì muốn phục vụ lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết nhà văn vĩ đại Bruno – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến khi cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa tàn bạo. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây 1 cuộc cách mạng trong nhận thức loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại , thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta, chống lại cả nhân loại. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái mất hết nhân tính của con người.

Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân mình ko quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai người nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối soonmgs vụ lợi, ích kỉ, chỉ biết đến mình, đặc biệt trong giới trẻ ngày nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình, suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, nhữngrang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách 1 số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong game online dẫn tới nhiều vụ việc : cướp của, giết người, trộm cắp…của học sinh. Đó là biểu hiện của 1 lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh , thiếu ý chí vươn lên.

Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay.

Sức mạnh của lòng nhân ái ko chỉ đến vs những người cân ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khở để bắt đầu 1 ngày mới vs 1 sức mạnh mới để vươn lên 1 tầm vóc mới. Đó là cội nguồn sức mạnh chân chính.

(Thái Mạnh Cường – Lớp 11A1 chuyên Phan Bội Châu – Vinh – Nghệ An)
Văn học và tuổi trẻ số 5+6 - 2010
Read more ...

câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử


Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”
(Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
(Câu II- 3đ- Đề Tuyển sinh Đại học 2009, Khối C).

Thang đáp án:

1. Giải thích ý kiến (0.5đ):

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ):

- Trong khi thi (1.0đ):

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất (0.5đ).

+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ).

- Trong cuộc sống (1.0đ):

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. (0.5đ).

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. (0.5đ).

3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ):

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến tron xã hội.


------------------------------------
• GỢI Ý LÀM BÀI:

Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin- côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Điều này trái với gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất.
Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọng hơn cả. Tại sao vậy?

Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả- bằng thật,… Trung thực trong học tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực để khắc phục tình trạng của mình.

Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thực trong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấm bằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗng tuyếch…. Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin- côn là gì trong khi nhiều thí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, còn nhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mình khi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi. Theo A. Lin- côn, “vinh dự” ở đây chính là sự chiến thắng bản thân mình. Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnh mảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ cho bệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường với bằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyện nghiêm túc trong trường quân sự…Cái “vinh dự” theo A. Lin- côn nói còn là “nhân cách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưng còn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy, thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ! Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huống hồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử.

Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin- côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắc chúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trong thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳ mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.

Ngược lại, thiếu trung thực trong cuộc sống là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ mất nhân cách (như đã nói ở trên) và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. Một sự thiếu trung thực trong việc xử lý nước thải của Công ty Bột ngọt VEDAN đã gây thiệt hại biết bao nhiêu cho đời sống, kinh tế, sức khỏe, môi trường,… của người dân hai bên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai). Một sự thiếu trung thực trong sản xuất sữa bột ở Trung Quốc đã khiến cho biết bao trẻ em vô tội mang bệnh suốt đời, thậm chí là tử vong. Một sự thiếu trung thực nhỏ trong xây dựng cũng có thể gây ra gẫy sập cả một công trình kiến trúc lớn. Một sự thiếu trung thực trong thông tin tình báo có thể là mầm mống của một cuộc chiến tranh lớn khiến “thây chất thành núi, máu chảy thành sông”…Hậu quả của việc thiếu trung thực gây ra trong cuộc sống thật không thể lường hết được!

Tuy nhiên, trong cuộc sống này, cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không phải lúc nào ta cũng trung thực một cách cứng nhắc. Bởi vì, có những lúc, sự trung thực của ta có thể gây ra bất lợi cho người khác, cho số đông, cho tập thể. Một người mẹ dối con về bệnh tật nguy kịch của mình để con có tâm lý tốt bước vào kỳ thi là điều có lợi hay có hại? Một bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng “gần đất xa trời” để anh ta sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong vui vẻ là có lợi hay có hại? Một Hạ Thiên (trong phim “Nghĩa nặng tình thâm”) giấu Thượng Mẫn (người yêu) tình trạng sắp chết của mình đễ Mẫn rời xa anh, đi tìm một tình yêu mới là có lợi hay có hại? Ta thử nghĩ xem, vì sao Pu- skin lại viết: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em)? Hóa ra, trong cuộc sống này, đôi khi, thiếu trung thực cũng là một vẻ đẹp, một tấm lòng cao thượng.
Nhưng nói gì thì nói, trung thực vẫn là một đức tính quan trọng mà mỗi người cần có và phải có. Trung thực làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống cho trung thực. Có như thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản ở cõi lòng. Làm người, ta cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực. Làm người đi học, ta cần trung đặc biệt trong thi cử để đánh giá được đúng năng lực của ta. Suy cho cùng, câu nói của A. Lin- côn là một bài học làm lòng quý giá cho mỗi chúng ta.

Sơn Long, ngày 16/07/2009
Nguyễn Thanh Tùng.
Read more ...

Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi


Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi

"Bắt trẻ đồng xanh" - Bài dự thi đạt giải Nhất cuộc thi "Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi"

Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác.
Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình.

Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn.

Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa. Nhận được một cái lắc đầu thay câu trả lời, anh rút trong giá sách ra một quyển rất cũ, đưa cho tôi kèm lời giới thiệu “em đọc thử đi, sẽ không thấy tiếc thời gian đâu”.

Tôi nhớ mình đã ngồi lại đọc cho đến hết quyển sách được giới thiệu ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không tiếc khoảng thời gian đã bỏ ra cho bất kỳ quyển sách nào, không hẳn chỉ vì tôi thích đọc, mà có lẽ vì một quyển sách dù rất tệ cũng sẽ mang lại cho bạn vài điều gì đó đáng nói. Và nếu một lúc nào đó bạn được đắm chìm trong những trang viết tuyệt vời, thì đó hẳn là những khoảnh khắc đáng quý.

Nhưng sẽ hay hơn nhiều, nếu khi buông quyển sách xuống, và thoát ra khỏi thế giới của nó mà ảnh hưởng của những gì bạn đọc được vẫn còn đó, đi theo bạn, trở thành một phần của bạn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, đối với tôi – là một quyển sách như thế.
Tôi tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật chính – Holden Caulfield, chàng trai 17 tuổi bị đuổi khỏi trường dự bị Pencey vì những lý do như đã thi trượt bốn trong tổng số năm môn, hay không chịu học hành, nhưng lý do lớn nhất là cậu đã chán đến tận cổ một nền giáo dục giáo điều, rỗng tuếch; cũng như những con người đạo đức giả và bộ tịch đầy rẫy trong môi trường học tập của cậu.

Tôi dõi theo bước chân của Holden - một cậu trẻ thông minh và nhạy cảm - chỉ vừa bước một chân qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành, còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, đôi lúc chán nản cùng cực. Cho dù là ở New York xa xôi, hay ngay tại đây, chung quanh chúng ta và có thể ngay chính bản thân chúng ta nữa, chúng ta luôn tìm thấy những nỗi băn khoăn, những hoài nghi, và sự phản kháng thậm chí nổi loạn của giới trẻ.

Có thể chính vì thế mà qua nhiều năm, Bắt Trẻ Đồng Xanh luôn tìm được những cảm xúc đồng điệu trong lòng người đọc, và luôn có ảnh hưởng đến những lớp độc giả trẻ tuổi. Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của mình, hoặc là một phần của chính mình.

Ngay từ lần xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, Bắt Trẻ Đồng Xanh (nguyên tác: The Catcher in the Rye) đã trở thành một hiện tượng. Bị chỉ trích như một quyển sách tồi tệ vì dùng ngôn ngữ thô tục và đề cập đến tôn giáo, xã hội và giáo dục một cách “không chính thống”, nhưng đồng thời Bắt Trẻ Đồng Xanh cũng là quyển sách được đưa vào chương trình giáo dục trung học của Hoa Kỳ.

Hình tượng nhân vật chính – Holden Caulfield, trở thành một hình ảnh biểu trưng cho một thế hệ thanh niên lạc lõng, chán chường và nổi loạn, không chỉ có giá trị phản ánh một phần lịch sử đương thời, mà nó luôn tươi mới và gắn liền với cuộc sống, với những người trẻ ở bất kỳ một thời điểm nào. Cho đến nay, với hơn 65 triệu ấn bản được bán ra trên toàn thế giới, cũng như việc quyển này được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ 1923 đến nay cũng đã phần nào cho thấy sức sống và sức lan tỏa của tác phẩm.

Tại Việt Nam, người đọc làm quen với ấn phẩm tiếng Việt qua bản dịch của Phùng Khánh (Nhà sách Thanh Hiên – 1965) và một bản nữa của Đức Dương và Bùi Mỹ Hạnh (NXB Phụ Nữ, 1992 và tái bản bởi NXB Văn Học, 2005).

Trong bài phê bình “Những giá trị đạo đức trong Bắt trẻ đồng xanh” của Edwards June (Mai Sơn dịch), ông cho rằng “Trái với những lời kết tội, Bắt Trẻ Đồng Xanh đích thực là một cuốn sách đạo đức. Dù bạn lấy những lời dạy của Jesus, văn kiện của chế độ dân chủ, lý thuyết của Kohlberg, hay bất cứ một nguồn luận cứ nào khác để làm nguồn sáng đạo đức soi rọi, thì Holden vẫn nổi lên như là một con người bối rối mà đức hạnh.”

Tất nhiên, Bắt Trẻ Đồng Xanh không chỉ có thế, vì nếu đấy chỉ là một cuốn sách đạo đức thì bạn đã có hàng ngàn cuốn khác như thế, hàng ngàn cuốn rao giảng đạo đức đơn thuần. Bắt Trẻ Đồng Xanh, trong cách nhìn nhận của tôi, là một quyển sách làm nên sự khác biệt.

Với tôi, trước nhất khía cạnh giữ chân tôi là cách kể chuyện tự nhiên và cuốn hút của tác giả, cũng như việc nắm bắt tâm lý giới trẻ rất tốt, để tôi cảm thấy như thể Salinger viết cho chính mình, cho những người cùng thời, mà còn cho cả tôi, hoặc viết về một ai đó có nhiều điểm giống tôi.

Theo chân Holden Caulfield trở về nhà ở New York sau khi bị đuổi học, tôi không chỉ trải qua một chặng đường với nhiều điểm lý thú nho nhỏ, mà đến khi đọc xong, tôi biết rằng chàng trai ấy không chỉ để lại cho tôi một ấn tượng đẹp, mà còn gieo vào lòng tôi một mong muốn mãnh liệt: mong muốn được tìm thấy bản thân, và được sống với những giá trị đích thực của chính mình.

Trong một xã hội mà những giá trị ảo và thói đạo đức giả lên ngôi, Holden đã cố tách mình khỏi nó. Người ta cần sự tỉnh táo để nhận ra những điều xấu xa, dối trá; cần lòng ngay thẳng để biết ghê tởm và xa lánh chúng; nhưng cũng cần cả sự trong sáng trong tâm hồn để biết nhìn ra những điểm tốt đẹp giữa nơi xô bồ chứ không đánh đồng mọi việc.

Holden chính là một người có những phẩm chất đó. Cậu chán ngấy những màn kịch tôn giáo màu mè và nghĩ “nếu Jesus mà thấy được những bộ trang phục màu mè ấy, chắc ngài sẽ nôn mửa ra mất”, nhưng lại quý mến và quyên tiền cho hai nữ tu đang trên đường xuống miền Nam Chicago dạy học.

Caulfield chán nản những trường lớp rao giảng giáo điều, nhưng trước khi về nhà sau khi bị đuổi học cậu còn ghé thăm ông giáo già dạy Sử, người tuy đã đánh trượt cậu nhưng cậu vẫn quý ông ta vì lòng nhiệt tâm với nghề, thậm chí còn ghi thêm vài dòng vào bài thi để ông không cảm thấy áy náy khi đánh trượt mình.

Cũng vậy, tuy ghê tởm những đứa bạn bẩn thỉu, nhưng Caulfield sẵn sàng trò chuyện hay đi xem phim với chúng, vì chúng chẳng có đứa bạn nào. Tôi cảm động vì Caulfield, ngay cả khi có hành động nổi loạn vẫn không hề chống lại những nền tảng gia đình, vẫn tôn kính cha mẹ và yêu thương anh em, đặc biệt là cô em gái Phoebe.

Với tôi, đoạn trò chuyện giữa hai anh em khi Caulfield lẻn vào nhà, cũng như đoạn kết khi cậu quyết định ở lại vì em gái và dẫn em đi chơi công viên là một trong những trang viết đẹp nhất mà tôi từng đọc về tình cảm gia đình. Nó trong sáng, cảm động dù quả thực rất trẻ con, và nó làm bạn bất giác mỉm cười.

Với tôi, Bắt Trẻ Đồng Xanh chưa bao giờ là một quyển sách của sự phản kháng và chán chường đơn thuần. Tôi tìm thấy ở đó niềm vui sống, của nhân vật và của cả độc giả. Những niềm vui giản dị, nhỏ bé và rất dễ bắt gặp khắp mọi nơi. Mội bài thơ của đứa em đề tặng trên găng tay, một giọng hát trẻ con trong trẻo, hay những mơ ước có phần viển vông….

Như “nghề mơ ước” của Holden Caulfield vậy: hãy hình dung một cánh đồng lúa mạch xanh bát ngát ở đâu đó trên trái đất này, chỉ có bầy trẻ con chơi với nhau. Cậu sẽ đứng trên một mỏm đá bên rìa vực thẳm, ngắm lũ trẻ chơi đùa, canh chừng cho chúng. Khi chúng băng qua cánh đồng xanh, đến gần mỏm đá, chàng Holden nhà ta sẽ tóm lấy chúng để chúng khỏi rơi xuống. Chỉ thế thôi.

Đọc đến đấy, tôi bật cười. “Anh biết, Phoebe ạ, đó là mơ tưởng điên khùng, ngu xuẩn, nhưng thực sự anh muốn thế”. Không chỉ Holden, có lẽ còn nhiều người mơ như thế, hoặc tương tự thế. Và không có giấc mơ nào là ngu xuẩn, nhất là việc giữ lại niềm vui ngây thơ của con trẻ, cũng như chia sẻ niềm vui ấy với chúng. Có lẽ bất kỳ xã hội nào cũng cần những con người muốn làm công việc “bắt trẻ đồng xanh” ấy.

Trong một quyển tiểu thuyết tôi đọc, có 1 nhân vật nói về cha mình như sau “Ông cụ rất tốt, nhưng ông là một chai Coca. Có hàng triệu chai Coca trên thế giới này, và chúng giống hệt nhau. Tôi không muốn mình cũng là một trong số đó”.

Khi những nỗ lực đồng hóa mọi người, những khuôn thước, chuẩn mực đuợc đưa ra để triệt tiêu cái Tôi khác biệt, Bắt Trẻ Đồng Xanh là một tiếng nói phản tỉnh. Quyển sách đánh thức cái mong muốn được sống đúng với thực chất con người mình trong tôi.
Mỗi người là một vũ trụ nhỏ bao gồm cả những điểm đẹp đẽ và xấu xa nhưng rất riêng biệt, chính vì thế nó làm cho cuộc đời rộng lớn kia thêm phong phú. Tôi đã biết cách trân trọng những điểm khác biệt ở người khác, ngay cả khi họ có quan điểm trái ngược với mình.

Tôi nuôi dưỡng những giấc mơ, và luôn nỗ lực để có thể biến nó thành hiện thực (tất nhiên không phải là một giấc mơ bắt được vài đứa trẻ băng qua cánh đồng). Và tôi tin ở những gì mình cảm nhận được. Chẳng phải niềm tin là một điều đẹp đẽ sao, và cứ hãy tin những điều bạn muốn, thay vì tin những gì người ta muốn bạn phải tin, hoặc cố nhồi vào đầu bạn.

Cho dù đi ngược lại, hoặc không hoàn toàn trùng khớp với những “giá trị chung” như Kinh thánh, hay sách vở thì với tôi Bắt Trẻ Đồng Xanh vẫn là một quyển sách đẹp đẽ, vì nó giúp người ta nhận ra Con Người, hiểu với ý nghĩa đơn lẻ nhất – đáng được trân trọng như thế nào.

Khi Holden bị đuổi học, đúng ra là lần thứ tư bị đuổi, cô em gái luôn lập lại “bố sẽ giết anh mất thôi”. Cậu cũng hình dung ra chuyện gì chờ đợi mình, nhưng tôi chắc Holden sẽ không đời nào chọn con đường dẹp bỏ cảm xúc, tảng lờ chính tiếng nói của tâm hồn mình để trờ thành một ai đó như mong muốn của gia đình, hay có một vị trí trong xã hội.

Khi Holden nói với em Phoebe “anh sẽ lên phía Bắc chăn ngựa…” dù cậu chưa từng cưỡi ngựa, tôi tin rằng nếu có cơ hội Holden vẫn sẽ làm mọi cách để tìm đến cánh đồng xanh của mình. Tôi cũng thế, và ngã rẽ của cuộc đời tôi được đánh dấu vào ngày tôi rời trường đại học để làm những gì mình thực sự muốn. Trong quyết định ấy của tôi có phần ảnh hưởng không nhỏ từ Bắt Trẻ Đồng Xanh.

Cuộc sống thật đáng quý và có lẽ rất ngắn ngủi, vì thế ta có lẽ nên dành thời gian để làm những việc mình muốn, thay vì sống theo ý muốn của một ai đó khác hoặc sống cho qua tháng ngày.

Nhìn lại, cho đến giờ có thể tôi chưa đạt được thành công gì đáng kể, và sau này tôi cũng chẳng mong mình thành ông thánh bà tướng gì cả. Tôi chỉ đơn giản thấy hạnh phúc và mãn nguyện.

Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, tôi xin đưa ra một đề nghị nho nhỏ: bạn hãy tặng họ 1 quyển sách. Có thể nó không tạo ra một bước ngoặt, không thay đổi cuộc đời họ, mà chỉ đơn giản là làm họ thêm yêu đời là đã đủ rồi. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu Sống thực sự, và đôi khi quá trình ấy được khởi đầu, hoặc thúc đẩy nhờ vào một quyển sách đến đúng thời điểm.
Khi tôi đọc Bắt Trẻ Đồng Xanh, đó là 1 quyển sách cũ rách bìa xuất bản từ trước năm 75, và thuộc dạng sách hiếm, khó tìm, ngay cả khi tìm trong các nhà sách cũ. Tôi đã mượn chủ quán về để bọc lại bìa, và hi vọng có nhiều bạn sẽ tiếp tục đọc nó, cũng như copy ra nhiều bản để tặng bạn bè mình.

Đến cuối tháng 04.2008, tôi lại thấy bản Bắt Trẻ Đồng Xanh ngoài nhà sách, vẫn là bản dịch cũ của dịch giả Phùng Khánh, có chỉnh sửa và biên tập lại. Quả thực, đó là một niềm vui đối với tôi.

Tự quyển sách làm nên giá trị của nó, nhưng phải kể đến phần đóng góp không nhỏ của dịch giả Phùng Khánh trong việc mang lại một bản dịch tiếng Việt điêu luyện, nhuần nhị và tinh tế mà vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác.

Khi việc tìm kiếm quyển sách không quá khó khăn như trước nữa, sao bạn không thử tìm đọc nó? Tôi nghĩ bạn sẽ không tiếc thời gian đã bỏ ra, nhất là sau khi đọc xong quyển tiểu thuyết đẹp đẽ ấy.

(sưu tầm)
Read more ...
Designed By Published.. Blogger Templates