Đề bài:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé” , “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. (Đời thừa – Nam Cao). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Gợi ý:
Nội dung bài viết cần đảm bảo các luận điểm chính sau:
- Giải thích, chứng minh vấn đề
- Giải thích các khái niệm: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình…
- Giải thích toàn bộ vấn đề : cần làm rõ tại sao Nam Cao lại quan niệm như thế? Từ đó thấy được ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng , đức hi sinh, tình yêu thương giữa con người vs con người trong cuộc sống.
- Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…)
2 . Bình luận vấn đề
- Trình bày ý kiến , quan điểm về câu nói của Nam Cao: Đó là triết lí nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ. Cần thấy 2 mặt của vấn đề: Mặt phủ định: kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ và khẳng định kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai mình
- Nêu 1 số biểu hiện trái vs vấn đề được bàn:
+ Sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lướt chân lí theo triết lí “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.
+ Sống “giẫm lên vai người khác” để thỏa mãn lòng ích kỉ, vụ lợi, tham vọng tầm thường , sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân “cá lớn nuốt cá bé”.
+ Sống chỉ biết cho bản thân, không quan tâm đến người khác, “mạnh ai nấy sống”.
+ Sống ươn hèn, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí vươn lên…
Đó là những thái độ cần phê phán
3. Rút ra bài học cho bản thân
Rèn luyện để có kiến thức, có sức khỏe, nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ , giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
(Văn học và tuổi trẻ số 8 – 2009)
Bài làm cụ thể
Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo ngược được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh là kẻ biết đặt lợi ích của mình , thậm chí hi sinh cả bản thân . Như nhà văn Nam Cao quan niệm : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.
“Kẻ mạnh” – 2 tiếng tưởng chừng rất đơn giản đó nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình phẩm chất gì? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuốc sống này?
Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự , lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng suy thoái . Ở đó người ta ghen ghét , cạnh khóe , đố kị nhau. Ở đó người người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vĩ những mục đích tần thường. Trên hết người ta có thể dùng mọi thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh.
Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không 1 ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thằng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhe ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng có lúc để cho những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh là kẻ sẽ không để cho cám dỗ - phần xấu trong con người mình điều khiên, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà 1 khi đã dấn thân vào thì không có đường để quay lại. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ thù bằng cách dùng những thủ ddaonj hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như gậy thường dễ ngủ quên trên chiến thằng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ bộc lộ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực đứng dậy và bước tiếp. Do đó có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ”. Trong Chiến tranh thế giới lần 2, ta thấy cả 2 bên tham chiến ko ai là kẻ chiến thằng. Bởi tất cả bọn chúng đều ra sức bóc lột thuộc địa vs những thủ đoạn tàn ác phục vụ cho tham vọng đế vương của mình. Bởi “kẻ thắng” đã kết thúc chiến tranh bằng 1 loạt thảm hoka nguyên tử cướp đi sinh mạng của ba vạn con người xấu số vô tội và còn đe dọa cướp đi sinh mạng của rất nhiều người hôm nay. Người chiến thằng duy nhất trong cuộc chiến đó chỉ có thể là nước Nga Xô viết anh hùng, nhân dân Xô viết anh hùng. Nước Nga chiến thằng khi họ đã giải phóng cho nhiều dân tộc bị áp bức bị áp bức, giúp đỡ vô tư cho các quốc gia trong cảnh nô lệ. Nước Nga chiến thắng vì họ có những con người như Paven say mê toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, hi sinh bản thaann mình một cách nồng nhiệt lãng mạn tất cả là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng loài người. Do đó, chính nước Nga, nhân dân Nga mời là “kẻ mạnh”, “kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.
Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu – đó là con người mạnh mẽ, mạnh mẽ ko phải vì có thể chịu đựng được tất cả đòn roi của chồng . Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng hi sinh tất cả, chịu đựng tất cả vì con cái, những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói.
Nam Cao là 1 nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang 1 ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy – 1 triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ 1 điều tưởng chừng như 1 nghịch lí cuộc sống. Nó ko chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa đến tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có ko ít người vì lợi ích của bản thân mà chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ ko phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa với ciệc ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán 1 cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, dám hi sinh lợi ích bản thân cho người khác.
Tuy nhiên có 1 câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối sống “Giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” , chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo lấn lướt công lí. Và thực tế trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều con người như vậy – những con người thích dùng tiền dể đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành 1 vấn đề đáng báo động trong đời sống xã hội hiện nay. Người ta chạy từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin ko bị giữ xe khi vi phạm Luật giao thông cho đến việc xin điểm, xin việc…Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “ xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành 1 căn bệnh thâm căn cố đễ rong con người Việt nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức con người. Chúng ta càng ngày càng thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí : những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng , những kẻ lén lút xả nước thải công nghiệp xuống sông trong suốt nhiều năm liền. …Chúng ta phê phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng ko thể ko lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh”, kẻ nắm cán cân công lí nhưng lại phản bội trách nhiệm của mình mà xã hội giao phó.
Không chỉ có vậy, “giẫm lên vai người khác” còn có thể hiểu là 1 lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường , sẵn sàng chà đạp, hủy diệt người khác, “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo” vì muốn phục vụ lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết nhà văn vĩ đại Bruno – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến khi cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa tàn bạo. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây 1 cuộc cách mạng trong nhận thức loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại , thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta, chống lại cả nhân loại. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái mất hết nhân tính của con người.
Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân mình ko quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai người nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối soonmgs vụ lợi, ích kỉ, chỉ biết đến mình, đặc biệt trong giới trẻ ngày nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình, suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, nhữngrang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách 1 số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong game online dẫn tới nhiều vụ việc : cướp của, giết người, trộm cắp…của học sinh. Đó là biểu hiện của 1 lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh , thiếu ý chí vươn lên.
Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay.
Sức mạnh của lòng nhân ái ko chỉ đến vs những người cân ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khở để bắt đầu 1 ngày mới vs 1 sức mạnh mới để vươn lên 1 tầm vóc mới. Đó là cội nguồn sức mạnh chân chính.
(Thái Mạnh Cường – Lớp 11A1 chuyên Phan Bội Châu – Vinh – Nghệ An)
Văn học và tuổi trẻ số 5+6 - 2010
Văn học và tuổi trẻ số 5+6 - 2010
No comments:
Post a Comment