Em thi khối D nhưng văn của em thường viết không được dài, vậy cô cho em một số lời khuyên viết được văn vừa dài, đủ ý mà không bị lan man? ( quangthu.94@gmail.com)
Cô Tuyết: Điều quan trọng nhất trong một bài văn không phải ở độ dài mà là ở sự sâu sắc, mạch lạc. Sau khi đọc đề, xác định chính xác vấn đề nghị luận, em cần xây dựng một hệ thống ý lớn, ý nhỏ theo bài giảng được thầy cô cung cấp, từ các ý đó, em tìm dẫn chứng phù hợp, tiến hành các thao tác phân tích, cảm nhận, liên tưởng... Ý đủ, phân tích sâu sắc, liên tưởng phù hợp… đó là những yếu tố giúp bài của em đạt yêu cầu.
Thưa cô, câu 2 điểm đơn thuần chỉ là tái hiện kiến thức hay cần phải phân tích nữa ạ? (s0cbay_kut3)
Cô Tuyết: Câu hỏi này yêu cầu tái hiện những kiến thức về tác giả, tác phẩm như: phong cách hoặc quan điểm nghệ thuật của tác giả; hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo, nhan đề hoặc một vấn đề nào đó trong giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm… Chính những vấn đề đó khiến câu hỏi tái hiện kiến thức có thể sẽ bao hàm yêu cầu phân tích một chi tiết nào đó trong tác phẩm, ví dụ chi tiết lá cờ đỏ trong kết truyện Vợ nhặt; hình ảnh cái lò gạch cũ trong truyện ngắn Chí Phèo…
Cô Trịnh Thu Tuyết giảng bài trong khóa cấp tốc Ngữ văn.
Cô có thể cho em biết là làm một bài văn như thế nào để lấy được cảm tình của giám khảo? (buiphuonganh1211@gmail.com)
Cô Tuyết: Nội dung sâu sắc, lời văn trôi chảy, kết cấu mạch lạc, hình thức trình bày sáng rõ… đó là những yếu tố quan trọng nhất giúp bài văn của em đạt yêu cầu với những giám khảo khó tính nhất!
Thưa cô, các đề thi Ngữ văn đã ra một vài năm gần đây liệu có thể sẽ ra lại vào năm nay nữa không, thực tế đã có đề thi nào như thế chưa ạ? ( thanhtuyen994@gmail.com)
Cô Tuyết: Không có nguyên tắc nào cho việc ra đề thi, ngoài nguyên tắc lớn nhất là học gì thi đấy.
Thưa cô, em thường bị nhầm lẫn hai khái niệm “tư tưởng nhân đạo” (TTNĐ) và “giá trị nhân đạo” (GTNĐ), cô có thể cho em ví dụ để phân biệt hai khái niệm này không ạ?
Cô Tuyết: Hai khái niệm này chung nhau một nội hàm ý nghĩa; chỉ khác nhau về cách diễn đạt; ví dụ, TTNĐ là khái niệm xuất hiện ở tư tưởng của cả tác giả và tác phẩm; còn GTNĐ chỉ giới hạn trong giá trị nội dung của tác phẩm. Nói cách khác, TTNĐ của tác giả là nền tảng tạo nên GTNĐ cho tác phẩm.
Năm nay em thi cả 2 khối A1 và khối D, môn Ngữ văn là em lo nhất vì em thường viết không hay nên chỉ toàn được điểm kém. Sắp thi ĐH, CĐ rồi em hi vọng đạt được điểm trung bình trong bài thi môn Ngữ văn, cô có thể cho em một vài lời khuyên về các kiến thức trọng tâm nên tập trung học hay cần rèn luyện kĩ năng gì để đạt được mục tiêu đó không ạ?
Cô Tuyết: Em cần hệ thống hóa toàn bộ các đơn vị kiến thức cơ bản của văn học VN hiện đại từ lớp 11 đến lớp 12. Năm chắc kĩ năng phân tích thơ và văn xuôi, kĩ năng phân tích một vấn đề trong tác phẩm, ví dụ: tình huống truyện, nhân vật, cảm nhận về một chi tiết văn xuôi hoặc một đoạn thơ, phân tích một giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm như giá trị nhân đạo, chất thơ, chất cổ điển và hiện đại, chú ý kiểu bài so sánh hai vấn đề (hai đoạn thơ, hai nhân vật, hai chi tiết…).
Khi làm văn trên lớp điểm văn của em tương đối khá, thường được 7, 8 nhưng khi đứng trước kì thì quan trọng thì em không hiểu nổi tại sao điểm Văn của mình luôn thấp lè tè. Thật sự em đang rất hoang mang trước kì thi ĐH, CĐ sắp tới, cô có thể cho em một vài lời khuyên để khắc phục tình trạng này không ạ?
Cô Tuyết: Sau khi yên tâm là mình đã làm chủ các kiến thức và kĩ năng, em hoàn toàn đạt điểm 7,8 như ở lớp nếu giải quyết tốt vấn đề tâm lí của mình, ví dụ: hít thở thật sâu và bắt đầu…viết!
Phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm của câu 5 điểm nên đặt ở phần nào ạ? ( xnht94@yahoo...)
Cô Tuyết: Thông thường em hoàn toàn có thể giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ở phần mở bài; cũng có khi đưa xuống phần đầu thân bài. Ví dụ, khi phân tích Tây Tiến hoặc Việt Bắc, phần hoàn cảnh sáng tác bài thơ nên viết ở đầu thân bài để dẫn dắt cho cảm hứng chủ đạo trước khi phân tích.
Năm nay em thi lại đại học, em đang tham gia khóa cấp tốc của cô, em rất thích nghe cô giảng văn. Trong khóa của cô em có thầy một bài Kĩ năng làm bài văn thi đại học em rất hi vọng bài giảng này sớm được đưa lên để có thể sớm áp dụng cho các bài làm văn khi chỉ còn một tháng nữa kì thi ĐH tới. Nhân đây em cũng muốn hỏi cô, cô cho em một vài lời khuyên để học khóa học cấp tốc của cô đạt hiệu quả cao nhất ạ. Em cảm ơn cô!
Cô Tuyết: Bài giảng trong khóa học cấp tốc là những chuyên đề khái quát, vì thế nó chỉ có hiệu quả khi em đã nắm chắc kiến thức cơ bản trong từng bài văn cụ thể.
Tóm tắt bài giảng: "Văn học là nhân học". Do vậy, đã từ lâu, tư tưởng nhân đạo luôn được xem là yếu tố quan trọng tạo nên tầm vóc, giá trị của những tác phẩm văn học chân chính. Mở đầu chuyên đề Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn xuôi trước 1945, cô giáo Trịnh Thu Tuyết sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu và phân tích tư tưởng nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - truyện ngắn được ví như một "bài thơ trữ tình đượm buồn" về cuộc đời, số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. |
Chúc các bạn thi tốt ^^
No comments:
Post a Comment