TÌM HIỂU BÀI TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.
2. Bài thơ Tây Tiến:
a) Hoàn cảnh ra đời:
* Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ QD, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
b) Bố cục bài thơ
+ Đoạn 1: Nhớ về những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây.
+ Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm đẹp (Đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng)
+ Đoạn 3: Nhớ về những người đồng đội Tây Tiến.
+ Đoạn 4:Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
II/ Đọc hiểu bài thơ:
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của bộ đội Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây.
- Hai câu thơ mở đầu:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...”
=> Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
=> Nhớ “Chơi vơi” ( 2 thanh bằng, nhẹ, lan toả, không hình không khối.
Hồn thơ Quang Dũng như đang bơi trong một biển nhớ bát ngát mênh mông, không bờ, không bến, tràn ngập, chơi vơi...Câu thơ như khơi dòng cho nguồn thác kí ức hiện về.
- Bức tranh thiên nhiên miền Tây Vừa hùng vĩ, hiểm trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
+ Hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian)
> Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu...
>Nhiều đèo dốc hiểm trở:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”
=> Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc ...=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây
+ Nhiều vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiêt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ :
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời...”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phả, chinh phục.
- Hai câu kết đoạn thơ : “ Nhớ ôi...nếp xôi”=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình,tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau
2. Đoạn 2: Nhớ về những kỉ niệm đẹp - một vùng kí ức mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình
+ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ: Những chàng trai Tây Tiến cùng những cô gái miền Tây như hoà quyên trong một không gian lãng mạn với
> Đường nét uyển chuyển, man dại
> Không khí sôi nổi, tình tứ
> Âm thanh sắc màu hoà quyện ...
=>Cảnh vật và con người như hoà trong men say, tình tứ, ngây ngất, rạo rực.
+ Cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, mênh mang huyền ảo: “Người đi Châu Mộc...Hoa đong đưa”
> Không gian dòng sông trong một buổi chiều sương huyền ảo, thơ mộng vừa hoang dại như một bờ tiền sử-> Gợi sắc màu cổ tích huyền thoại.
> Nổi bật lên trên nền không gian ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của cô gái miền Tây trên chiếc thuyền độc mộc.
=> Thiên nhiên hoang sơ nhưng vẫn rất gần gũi gợi bao cảm xúc sâu lắng.
3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
+ Chân dung : (Gương mặt chung của những người lính TT qua kí ức của QD)
- Ngoại hình : Toát lên vẻ oai phong, dữ dằn qua cái nhìn lãng mạn của QD
- Tâm hồn: lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu đương
+ Sự hi sinh mất mát:
-Từ Hán Việt: Biên cương, viễn xứ, độc hành...-> Gợi âm hưởng cổ kính, trang trọng.
- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại
- Sự thật bi thảm được làm mờ bằng những câu thơ gợi hình ảnh những tráng sĩ ngày xưa ra đi vì nghĩa lớn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng
=> Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi trángcủa người lính TT
4. Đoạn kết: Lời thề sắt son
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy ...”=>thời điểm mơ mộng hào hùng một đi không trở lại.
- Câu kết ” Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” thể hiện tinh thần “ một đi không trở lại” => Gợi không khí một thời đại ra đi kháng chiến “thà chết chớ lui” của tuổi trẻ VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
III/ Chủ đề :
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó
No comments:
Post a Comment